Chính phủ Hàn Quốc có khả năng sẽ cấm Google và Apple đòi hỏi các nhà phát triển phần mềm phải sử dụng hệ thống thanh toán tích hợp với chợ ứng dụng trên nền tảng Android và iOS. Từ đó, Hàn Quốc có thể sẽ ngăn cản được một cách hiệu quả việc Google và Apple đòi các dev phải trả khoản phí chia sẻ doanh thu từ ứng dụng.
Nếu điều này trở thành hiện thực, thì sẽ là lần đầu tiên một nền kinh tế lớn có biện pháp hạn chế quyền lực của các tập đoàn công nghệ khổng lồ.
Ủy ban tư pháp và pháp luật của quốc hội Hàn Quốc dự kiến sẽ thông qua việc sửa đổi Đạo luật kinh doanh viễn thông, hay còn được biết đến với cái tên là “luật chống Google”, nhắm vào những nhà khai thác các cửa hàng ứng dụng trực tuyến và có vị trí thống lĩnh thị trường. Nếu dự luật được ủy ban chấp thuận, nó sẽ được đem ra bỏ phiếu lần cuối vào thứ 4 tuần này. Đây là động thái mới nhất của các nhà lập pháp Hàn Quốc, khi kể từ năm 2020, họ đã có nhiều động thái thúc đẩy vấn đề tái cơ cấu hoa hồng trên các nền tảng trực tuyến lớn.
Apple phản bác: "Dự luật này sẽ khiến người dùng mua hàng hóa kỹ thuật số từ các nguồn khác vướng vào nguy cơ lừa đảo, và phá hoại những biện pháp bảo vệ quyền riêng tư của họ, và gây khó khăn trong quá trình quản lý việc mua hàng của họ." Apple cho rằng “sự tin tưởng của người dùng đối với việc mua hàng trên App Store sẽ giảm đáng kể do đề xuất này, khiến cơ hội của 482.000 dev đã đăng ký ở Hàn Quốc, những người đã kiếm được 8.55 nghìn tỷ Won cho đến nay với Apple, mất đi cơ hội kinh doanh.”
Không phải dev nào cũng vui vẻ nộp cho Google và Apple 30% phí hoa hồng khi có người dùng mua sản phẩm ảo và thanh toán thông qua App Store và Play Store. Đấy cũng chính là tiền đề khiến Epic Games khởi kiện Apple và Google, sau khi cố tình đưa vào Fortnite bản iOS và Android cơ chế thanh toán qua mặt hai chợ ứng dụng khổng lồ.
Kwon Se-Hwa, tổng giám đốc Korea Internet Corp Corporation, một hiệp hội phi lợi nhuận đại diện cho các công ty CNTT Hàn Quốc cho rằng: “Đối với những ứng dụng game, Google đã buộc các nhà phát triển ứng dụng phải dùng hệ thống thanh toán của Play Store, và họ muốn mở rộng chính sách ấy sang những mặt hàng ảo khác như âm nhạc hay phim webtoon. Nếu dự luật mới được thông qua, các dev sẽ có nhiều lựa chọn sử dụng các hệ thống thanh toán độc lập khác."
Hàn Quốc hoàn toàn không phải cái tên duy nhất nhắm vào App Store và Play Store. Năm ngoái, liên minh châu Âu đã đề xuất đạo luật thị trường kỹ thuật số, nhắm vào khoản hoa hồng khổng lồ Apple và Google thu từ hàng triệu dev mỗi năm. Các luật lệ của dự thảo này được tạo ra để nhắm thẳng vào những tập đoàn khổng lồ, và nhiều nhà lập pháp châu Âu lên tiếng ủng hộ đạo luật, coi nó là một công cụ thắt chặt luật pháp, từ đó ngăn cản những tập đoàn công nghệ Mỹ.
Còn ở quê nhà của Apple và Google, đầu tháng 8, ba thượng nghị sĩ đến từ cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đã đề xuất một dự luật có khả năng kiềm chế các cửa hàng ứng dụng của các công ty mà các nhà lập pháp cho rằng đang lũng đoạn thị trường.
Gần đây, cả Apple lẫn Google đều tuyên bố sẽ cắt giảm phí chia sẻ doanh thu. Lấy ví dụ Play Store sẽ chỉ thu 15% trong số 1 triệu USD đầu tiên một dev thu được thông qua ứng dụng phát hành trên chợ ứng dụng chính thức trên Android. Tương tự là Apple với chương trình App Store Small Business Program, cũng chỉ thu 15% phí chia sẻ doanh thu nếu ứng dụng thu về dưới 1 triệu USD.
Theo Reuters
Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?
0 Comments:
Đăng nhận xét